I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU

1. Mục đích:

- Tạo phong trào thi đua sôi nổi trong Hội viên, sinh viên trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh nhằm chào mừng thành công Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường Đại học Luật TP. HCM lần IX nhiệm kỳ 2017 – 2019; chào mừng 20 năm ngày thành lập Hội Sinh viên Việt Nam trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh;

- Phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện vì cộng đồng của sinh viên trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh trong việc cùng sinh viên thành phố tham gia thực hiện 07 chương trình đột phá của Thành phố, góp phần xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện đại, nghĩa tình;

- Tạo môi trường thuận lợi để sinh viên học tập, rèn luyện, hoàn thiện nhân cách, bản lĩnh nghề nghiệp, kinh nghiệm sống và kĩ năng thực hành xã hội.

2. Yêu cầu:

- Hoạt động thiết thực, hiệu quả, phát huy chuyên môn của sinh viên, tạo dấu ấn với chiến sĩ và cộng đồng xã hội;

- Đảm bảo việc tuyên truyền hiệu quả, thu hút sự tham gia đông đảo của sinh viên;

- Các công trình, phần việc cụ thể của chiến dịch góp phần thực hiện nhiệm vụ kinh tế, văn hóa, xã hội của các địa phương đóng quân trên địa bàn Thành phố và tỉnh bạn; tổ chức, thực hiện các hoạt động theo phương châm hành động “An toàn – Kỷ luật – Thiết thực – Hiệu quả - Sáng tạo”;

- Đẩy mạnh các hoạt động sáng tạo trong tình nguyện nhằm đạt được hiệu quả hơn;

- Phát huy tối đa các nguồn lực từ Nhà trường và xã hội để thực hiện hiệu quả chiến dịch.

II. ĐỐI TƯỢNG THAM GIA – THỜI GIAN – ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG

1. Đối tượng tham gia:

- Sinh viên hệ chính quy các khoá 41, 40, 39, 38, QTL 37 và các lớp Chất lượng cao hệ Vừa học vừa làm đang theo học tại trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh đăng kí tham gia và được Ban Chỉ huy Chiến dịch phỏng vấn tuyển chọn theo những tiêu chuẩn nhất định;

- Số lượng chiến sĩ dự kiến: 180 chiến sĩ/06 đội hình.

2. Cách thức đăng ký:

Bước 1: Các bạn sinh viên lấy mẫu phiếu đăng kí tham gia chiến dịch từ BCH Chi hội, tại Cửa hàng Alovanphongpham ở cả 02 cơ sở, hoặc tải về từ website Đoàn – Hội:  http://tuoitreluat.hcmulaw.edu.vn/ và Fanpage của Hội Sinh viên trường: www.facebook.com/hsvdhluat, Fanpage Sinh viên Luật tình nguyện: www.facebook.com/sinhvienluattinhnguyen.

Bước 2: Các bạn sinh viên điền đầy đủ thông tin, dán ảnh 3x4 vào phiếu đăng ký và nộp tại Văn phòng Hội Sinh viên trường tại 02 cơ sở: Phòng A.308 – Cơ sở Nguyễn Tất Thành và Phòng E.201 – Cơ sở Bình Triệu. Thời gian nộp đơn đăng ký: Từ ngày 12/6/2017 (Thứ Hai) đến trước 17h00 ngày 15/6/2017 (Thứ năm).

Bước 3: Sinh viên tham gia buổi phỏng vấn trực tiếp của Ban Chỉ huy Chiến dịch theo 01 trong 03 khung thời gian và địa điểm như sau:

+ Từ 18h00 đến 21h00 ngày 16/6/2017 (Thứ Sáu) tại Cơ sở Bình Triệu;

+ Từ 08h00 đến 11h30 ngày 17/6/2017 (Thứ Bảy) tại Cơ sở Nguyễn Tất Thành;

+ Từ 13h30 đến 18h00 ngày 17/6/2017 (Thứ Bảy) tại Cơ sở Nguyễn Tất Thành.

* Lưu ý:

- Đơn đăng ký phải đúng mẫu, được điền đầy đủ thông tin, dán ảnh 3x4 và nộp đúng thời hạn, địa điểm nêu trên;

- Mỗi sinh viên chỉ được tham gia phỏng vấn 01 lần vào 01 trong 03 khung thời gian và địa điểm nêu trên;

- Mọi chi tiết xin liên hệ trực tiếp:

+ Cơ sở Bình Triệu: Đ/c Võ Thị Hương Thương – Phó Chủ tịch Hội Sinh viên trường -  SĐT:0964.275.397;

+ Cơ sở Nguyễn Tất Thành: Đ/c Nguyễn Thục Anh – UV BTK HSV trường – SĐT: 0165.7011.627

3. Thời gian và địa bàn dự kiến hoạt động:

- Thời gian:

+ Thời gian tập đội: Từ ngày 20/6/2017 (Thứ Ba) đến ngày 15/7/2017 (Thứ Bảy);

+ Chiến dịch diễn ra trong 22 ngày, từ ngày 16/7/2017 (Chủ nhật) đến ngày 06/8/2017 (Chủ nhật).

- Địa bàn:

+ Mặt trận TP. Hồ Chí Minh: 02 đội hình đóng quân tại địa bàn huyện Bình Chánh và 01 đội hình chuyên tuyên truyền pháp luật;

+ Mặt trận tỉnh Vĩnh Long: 03 đội hình đóng quân tại địa bàn huyện Long Hồ.

* Lưu ý:

- Phải đảm bảo tham gia đầy đủ thời gian tập đội và thời gian diễn ra Chiến dịch thì mới được công nhận là Chiến sĩ;

- Mọi thay đổi sẽ do Ban Chỉ đạo, Ban Chỉ huy chiến dịch quyết định và Chiến sĩ phải chấp hành.

III. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG

1. Các hoạt động thường xuyên:

1.1. Hoạt động giáo dục, tuyên truyền và phổ biến pháp luật.

Tổ chức đội hình chuyên tuyên truyền pháp luật tại mặt trận TP. Hồ Chí Minh, duy trì các hoạt động tuyên truyền nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật cho người dân, đặc biệt là thanh thiếu niên và công nhân lao động trên địa bàn Thành phố.

Tiến hành các hoạt động tuyên truyền trên khắp các địa bàn hoạt động với nhiều hình thức đa dạng như: Phiên tòa giả định, câu chuyện pháp đình, kịch diễn đàn, kịch tuyên truyền, ngày hội pháp luật,...

Tổ chức các buổi nói chuyện, các cuộc thi tìm hiểu, giáo dục về kiến thức pháp luật cho học sinh, thanh niên và Đoàn viên địa phương.

Thực hiện chương trình “Chuyến xe pháp luật” của đội hình cán bộ, giảng viên trẻ, tổ chức các buổi tư vấn pháp luật trực tiếp cho người dân, các buổi báo cáo chuyên đề về Hiến pháp mới năm 2013, pháp luật hôn nhân gia đình, pháp luật về biển đảo và trao đổi kinh nghiệm trong hoạt động tư pháp với cán bộ tư pháp địa phương.

Đổi mới các phương thức phát tài liệu, phiếu bướm và phát thanh tuyên truyền pháp luật.

Vận động, quyên góp các nguồn lực từ nhà trường và xã hội để xây dựng các “Tủ sách pháp luật”, các “Tủ sách thiếu nhi” cho thanh thiếu nhi tại địa phương.

1.2. Hoạt động ”Uống nước nhớ nguồn”, hành động vì an sinh xã hội:

Tổ chức các hoạt động "Đền ơn đáp nghĩa”, thăm hỏi, chăm lo, tặng quà cho gia đình chính sách, Mẹ Việt Nam Anh hùng, ba, má phong trào học sinh – sinh viên.

Vận động nguồn lực xã hội, đóng góp ngày công xây dựng mới và sửa chữa nhà tình nghĩa, nhà tình thương; tham gia cải tạo, chỉnh trang các đền tưởng niệm liệt sĩ, các di tích văn hoá - lịch sử, nghĩa trang liệt sĩ trên địa bàn.

Tổ chức hoạt động thắp nến tri ân các anh hùng liệt sĩ, hỗ trợ chính quyền địa phương tổ chức các hoạt động chăm lo cho gia đình chính sách, các chương trình văn hóa văn nghệ nhân kỉ niệm 70 năm Ngày Thương binh liệt sỹ (27/7/1947 – 27/7/2017).

Tổ chức tuyên truyền, tư vấn sức khỏe cộng đồng, tuyên truyền về việc chế biến, sử dụng thực phẩm an toàn.

Vận động văn nghệ sĩ trẻ cùng với các đội hình tình nguyện tham gia các chương trình biểu diễn văn hóa, văn nghệ phục vụ thanh thiếu nhi và người dân địa phương.

1.3. Công tác hè cho thanh thiếu nhi:

Tổ chức các lễ hội, sân chơi, các hoạt động văn hoá, văn nghệ, các buổi chiếu phim lưu động cho thiếu nhi.  

Vận động nguồn lực xã hội, tổ chức các chương trình gây quỹ học bổng, tặng xe đạp, sách giáo khoa, dụng cụ học tập, khăn quàng đỏ cho học sinh.

Thực hiện sơn, sửa, trang trí các trường tiểu học, mầm non trên địa bàn.

Tổ chức các lớp ôn tập hè, trang bị kỹ năng thực hành xã hội, kỹ năng phòng vệ, rèn luyện sức khoẻ cho thanh thiếu nhi.

Xây dựng các công trình cho thiếu nhi: Mô hình “Thư viện treo”, mô hình đường sách, khu vui chơi,.. tại địa phương.

Thực hiện công tác phổ cập tin học, ngoại ngữ cho Đoàn viên - Thanh thiếu niên tại địa phương.

1.4. Các hoạt động tình nguyện xây dựng nông thôn mới:

Tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao như các đêm văn nghệ xung kích, văn nghệ giao lưu, các buổi chiếu phim, các buổi phát thanh, các giải thể dục thể thao, góp phần nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần cho người dân.

Tiến hành các hoạt động nạo vét, khai thông dòng chảy các kênh rạch, dọn dẹp vệ sinh, phát quang, sửa chữa, trồng thêm cây xanh tại các tuyến đường nông thôn, các công trình công cộng; phối hợp với các hoạt động truyền thông, nâng cao kiến thức, nhận thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường sống, tiết kiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Tổ chức tuyên truyền về việc bảo vệ sức khoẻ cộng đồng, nuôi trồng, chế biến và sử dụng thực phẩm an toàn.

Phối hợp với các hoạt động tuyên truyền pháp luật để nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân trong việc phòng chống, bài trừ các tệ nạn xã hội như ma tuý, mại dâm, rượu chè, cờ bạc, đánh nhau, buôn bán hàng gian hàng giả...tại địa phương.

Vận động nguồn lực xã hội, tiến hành thăm hỏi, tặng quà, hỗ trợ cho các gia đình thanh thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn, người già neo đơn, người tàn tật,...vươn lên trong cuộc sống.

Xây dựng các mô hình sáng tạo để phát triển nông thôn: Đèn đường, trồng cây xanh,.. tại địa phương.

2. Thực hiện các Chương trình, Dự án trọng điểm:

Chương trình “Chuyến xe pháp luật” với sự tham gia của các cán bộ, giảng viên trẻ tổ chức 06 buổi tư vấn pháp luật trực tiếp cho người dân, 06 buổi báo cáo chuyên đề, trao đổi kinh nghiệm với cán bộ tư pháp địa phương.

Chương trình “Hội thu Niềm vui ngày xanh”: Tổ chức quyên góp kinh phí và một số vật phẩm (dụng cụ học tập, vở trắng, truyện tranh, nhu yếu phẩm,…) từ cán bộ, giảng viên và đặc biệt là sinh viên toàn trường để phục vụ cho các hoạt động của Chiến dịch.

Dự án “Vì đàn em thân yêu”: Vận động, quyên góp các nguồn lực xã hội, tiến hành trao tặng ít nhất 6.000 quyển vở trắng cho học sinh nghèo và ít nhất 6.000 hộp sữa cho trẻ em nghèo.

Dự án “Yêu thương hè xanh”: Vận động, quyên góp các nguồn lực xã hội, tiến hành trao tặng 60 suất học bổng cho học sinh nghèo hiếu học, 60 phần quà cho gia đình chính sách, gia đình khó khăn và xây dựng 02 ngôi nhà tình nghĩa, nhà tình thương.

Dự án “Pháp luật với thanh thiếu niên”: Vận động nguồn lực xây dựng các “Tủ sách pháp luật”, “Tủ sách thiếu nhi” tại các trường học trên địa bàn hoạt động.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHIẾN DỊCH:

1. Ban Chỉ đạo Chiến dịch:

Ban Chỉ huy Chiến dịch trân trọng kính mời các thầy, cô trong Đảng ủy – Ban Giám hiệu Nhà trường tham gia Ban Chỉ đạo của Chiến dịch.

(Danh sách cụ thể sẽ được công bố sau theo Quyết định của Nhà trường)

2. Ban Chỉ huy Chiến dịch:

Ban Chỉ huy Chiến dịch tình nguyện Mùa hè xanh trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh năm 2017 được thành lập theo sự phân công của Ban Thường vụ Đoàn trường, Ban Thư ký Hội Sinh viên trường.

(Danh sách cụ thể sẽ được công bố sau theo Quyết định của Nhà trường)

3. Các hoạt động sau Chiến dịch:

3.1. Công tác tổng kết, khen thưởng:

Ban Chỉ huy Chiến dịch căn cứ vào quá trình hoạt động của các đội hình và chỉ tiêu khen thưởng các cấp, tiến hành công tác bình chọn, đề xuất khen thưởng các cấp cho những cá nhân, tập thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong Chiến dịch.

Lễ tổng kết và Chương trình văn nghệ Hội quân Chiến dịch dự kiến được tổ chức vào ngày 06/8/2017 (Chủ nhật).

3.2. Công tác khiển trách, kỉ luật:

Chiến sĩ tham gia Chiến dịch thực hiện không đúng nội quy cũng như sự chỉ đạo của Ban Chỉ huy Chiến dịch sẽ chịu các hình thức xử lý kỉ luật theo quy định của nội quy Chiến dịch và nội quy Nhà trường.

3.3. Biên soạn kỷ yếu, tổng kết nội dung tuyên truyền:

Sau khi tổng kết chiến dịch, Ban Chỉ huy tập hợp nội dung biên soạn lại kỷ yếu về chiến dịch, ghi nhận toàn bộ diễn biến của chiến dịch, tâm tư tình cảm của chiến sĩ… để phục vụ cho công tác thông tin tuyên truyền cho chiến dịch năm sau.

Ban Chỉ huy chiến dịch tổng hợp lại các vụ việc và các vấn đề đã giải đáp thắc mắc cho bà con trong chiến dịch, biên soạn lại thành những chuyên mục để phục vụ cho học tập, nghiên cứu trong sinh viên.

V. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN:

- Tháng 4/2017: Xây dựng Dự thảo kế hoạch, họp liên tịch với Ban Thường vụ Đoàn trường; Trình kế hoạch lên Đảng ủy – Ban Giám hiệu phê duyệt.

- Ngày 30/5/2017: Ban hành kế hoạch chính thức.

- Ngày 16, 17/6/2017: Tổ chức phỏng vấn tuyển chiến sĩ.

- Ngày 19/6/2017: Công bố danh sách chiến sĩ.

- Từ ngày 30/5 đến ngày 15/7/2017: Tiến hành các công tác chuẩn bị cho Chiến dịch.

- Ngày 17/7/2017: Tổ chức Lễ ra quân Chiến dịch cấp trường.

- Từ ngày 17/7/2017 đến ngày 05/8/2017: Tiến hành hoạt động tại các mặt trận.

- Ngày 06/8/2017: Tổ chức Lễ Tổng kết và Chương trình văn nghệ Hội quân.

 

Nơi nhận:

- BTK Hội Sinh viên Thành phố (báo cáo);

- Đảng ủy – Ban Giám hiệu (báo cáo);

- Phòng CT CT – SV (báo cáo);

- BTV Đoàn trường, BTK Hội Sinh viên trường (báo cáo);

- Ban Chỉ huy Chiến dịch (thực hiện);

- Liên Chi hội, Chi hội, CLB-Đ-N (thông báo);

- Dán bảng tin, đăng website, fanpage (thông báo);

- Lưu: VP.

TM. BCH HỘI SINH VIÊN TRƯỜNG

CHỦ TỊCH

 

(Đã ký)

 

Trần Anh Thư


Đính kèm:

Tags