Hãy cùng Hội Sinh viên trường điểm lại các tấm guơng anh hùng trẻ tuổi nhé!

TRẦN VĂN ƠN - Dòng máu đã làm dấy lên một cao trào

Tháng 8-1946, anh Trần Văn Ơn thi đậu vào trường Pétrus Trương Vĩnh Ký Sài Gòn. Trong thời gian học tập, Trần Văn Ơn được coi là một học sinh chăm ngoan, hiếu nghĩa lễ độ với cha mẹ, thầy cô, bên cạnh học tập còn ham hoạt động xã hội. Và cũng từ ngôi trường này, từ những năm 1947, anh đã sớm hòa nhập vào đội ngũ những học sinh yêu nước và tham gia vào tất cả các cuộc đấu tranh chung của trường; anh tham gia Hội học sinh sinh viên Việt Nam - Nam Bộ. Anh là hội viên mật của Đoàn học sinh kháng chiến nội thành, đồng thời nhận nhiệm vụ tuyên truyền, vận động học sinh trong trường tham gia vào các hoạt động chống thực dân Pháp và chính quyền thân Pháp. Anh được coi là một cột trụ của phong trào học sinh yêu nước của Trường Pétrus Ký.
Ngày 09/01/1950,cuộc xuống đường của học sinh Sài Gòn – Chợ Lớn đã bị đàn áp trong biển máu, chính quyền Sài Gòn tung ra một lực lượng cảnh sát hùng hậu kết hợp công an, lính lê dương, cảnh sát, vũ trang dùi cui, súng máy, súng ngắn, gạch đá, gậy gộc… đằng đằng sát khí tràn ra công viên, nơi học sinh đang còn tụ tập. Bọn cảnh sát Ngụy bắt đầu nổ súng loạn xạ, khép dần thế bao vây khu nhà.  Trần Văn Ơn cùng một số học sinh lớn tuổi đưa lưng hứng chịu các loạt dùi cui để che chở cho các học sinh nhỏ tuổi tháo lui. Khi người nữ sinh sau cùng trong khu vực của anh vừa thoát ra khỏi đầu tường cũng là lúc bọn cảnh sát xuất hiện sau lưng anh: nhiều loạt đạn nổ về phía anh Ơn và ba phát đạn vào đầu khiến anh ngã gục gần chân tường, chiếc nón “casque” trắng cố hữu lăn lóc bên cạnh thân thể anh.Khi ấy, anh vừa bước sang tuổi. 
Lễ tang Trần Văn Ơn được cử hành trên khắp các tỉnh thành trong nước. Hàng triệu lượt sinh viên và đồng bào các giới đã đeo băng tang tham gia truy điệu để tỏ lòng tiếc thương.Kể từ đó, ngày 09 tháng 01 đi vào lịch sử tranh đấu, được chọn làm ngày truyền thống của học sinh sinh viên Việt Nam. Ngày 11-11-1979, anh được phong tặng bằng liệt sĩ sau đó được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (28-5-2000) .

TRẦN BỘI CƠ - Tuổi thanh xuân tuyệt vời

Trần Bội Cơ, sinh năm 1932, tại Tam Bình (Vĩnh Long). Anh là người gốc Hoa và vào năm 1949, anh là một trong những người lãnh đạo học sinh người Hoa đấu tranh đòi thả 5 học sinh Việt Nam bị bắt (9-1-1950) và xuống đường đuổi hai tàu chiến Mỹ (19-3-1950). Ngày 6-5-1950, Trần Bội Cơ bị bắt khi đang tổ chức hội thảo tại trường Phước Đức đòi hủy bỏ quyết định đóng cửa trường học.Bị cực hình dã man suốt 5 ngày đêm,ngày 12-5-1950 người anh hung trẻ tuổi - Trần Bội Cơ - hi sinh.

NGÔ VĂN THẬT (TÁM LỄ) - Và nụ cười bất tử

Anh Thật (1936 – 1967) sinh ra và lớn lên trên mảnh đất 18 thôn Vườn Trầu, Hóc Môn – Bà Điểm. Mang truyền thống cách mạng của cha mẹ và các cậu, các bác, anh sớm tham gia cách mạng, vào Hội liên hiệp Học sinh Sinh viên Giải phóng Khu Sài Sòn – Chợ Lớn – Gia Định. Anh thi đỗ vào trường Cao đẳng Kiến trúc. Anh vừa học vừa hoạt động cách mạng, tìm kiếm con em và gia đình liệt sĩ để xây dựng vào lực lượng cách mạng (như Mười Minh, Năm Vững…)
Năm 1966, anh được tổ chức rút về chiến khu Củ Chi, An Tịnh – Trảng Bàng, sau đó về căn cứ Hội Cư Cái Bè – Tiền Giang năm 1967, làm Chánh văn phòng Thành Đoàn.
Để chuẩn bị cho trận đánh vào Sài Gòn (xuân Mậu Thân) Khu ủy và Thành ủy Sài Gòn – Gia Định tổ chức lớp học cho hơn 60 cán bộ chủ chốt của Thành Đoàn, trong đó có anh. Anh xung phong tham gia tổ bảo vệ lớp học. Vào ngày 3-8-1967 địch càn vào căn cứ, đồng chí Thật cùng tổ du kích và anh Sáu Đông đánh địch buộc chúng phải rút ra. Nhưng vào buổi trưa, sau khi bắn pháo và M.79 vào, chúng lại xông vào chiến hào.
Đồng chí Thật đã kéo địch ra xa căn cứ bằng cách vừa bắn vừa đi ngược ra khỏi vùng căn cứ và bị đánh trả rất quyết liệt, địch cho dội hàng trăm quả pháo vào giao thông hào. Anh bị thương nặng ở ruột nhưng chỉ băng bó tạm và tiếp tục bắn trả đến viên đạn cuối cùng. Sau đó anh tháo rời khẩu AK ra từng bộ phận nhỏ rồi nhận xuống sình cùng với ba lô, giấy tờ. Địch vào kéo anh lên và vì không lấy được bất cứ thứ gì, chúng tức giận bắn vào trán anh. Anh ngã xuống nhưng trên môi nở một nụ cười hoàn thành nhiệm vụ: đã dụ địch ra khỏi căn cứ, giữ an toàn cho toàn bộ cán bộ ở cứ cho đến lúc tiến về Sài Gòn dự trận đánh xuân Mậu Thân lịch sử…

Nguyễn Thái Bình – trái tim bất tử

Nguyễn Thái Bình (14 tháng 1, 1948 - 2 tháng 7, 1972 (24 tuổi)) sinh ra tại xã Trường Bình, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An. Học hết tiểu học anh theo cha lên Sài Gòn học tại trường Petrus  Ký. Trong lúc học trường trung học, anh cần cù học tập và tham gia một số hoạt động xã hội, nhưng chưa bao giờ tham gia biểu tình phản chiến như nhiều học sinh khác.
Năm 1966, Nguyễn Thái Bình thi đậu vào trường Cao đẳng Nông Lâm sản. Tháng 3 năm 1968, Nguyễn Thái Bình được Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) cấp học bổng sang Mỹ để du học. Anh là một sinh viên ưu tú tốt nghiệp hạng danh dự ngành ngư nghiệp và công nghiệp thực phẩm của Đại học Washington.
Trong thời gian học tập tại Hoa Kỳ, anh đã tham gia vào các cuộc biểu tình chống Chiến tranh Việt Nam  .Ngày 10 tháng 2 năm 1972, Nguyễn Thái Bình cùng 9 sinh viên Việt kiều khác đã đột nhập và chiếm tòa lãnh sự của Việt Nam Cộng hòa tạithành phố New York, yêu cầu đòi trả tự do cho 200.000 tù nhân chính trị tại Việt Nam, tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức và giải thể "chế độ dã man", và Hoa Kỳ rút khỏi Việt Nam vô điều kiện. Anh bị cảnh sát bắt giữ vì đã đột nhập lãnh sự quán, nhưng học bổng USAID vẫn được duy trì.
Đến mùa xuân năm 1972, Bình bị mất học bổng để tiếp tục cao học tại Đại học Washington. Tại buổi lễ trao học vị của mình, Thái Bình đã phân phát truyền đơn phản chiến, làm gián đoạn nghi lễ.
Trước khi về nước, Bình đã viết hai lá thư ngỏ gửi cho "những người yêu hòa bình và công lý trên thế giới" và tổng thống Richard Nixon, chỉ trích các hành động mà anh cho là tội ác chống lại nhân dân Việt Nam của Hoa Kỳ. Đồng thời, anh nêu rõ ý định chuyển hướng chuyến bay Pan-Am 841 đến Hà Nội. Trên chuyến bay về nước, ngày 2 tháng 7, một giờ trước khi đến Sài Gòn, Bình đã khống chế, ra lệnh chiếc máy bay Boeing 747 của hãng Pan American World Airways do cơ trưởng Gene Vaughn điều khiển chuyển hướng tới Hà Nội nếu không anh sẽ kích nổ bom phá hủy máy bay. Tuy nhiên, phi công vẫn điều khiển chiếc máy bay đáp xuống Sài Gòn. Bình gửi viên phi công một yêu cầu thứ hai, viết bằng máu của chính mình, nhưng việc này không thành công và anh bị đã bị hạ sát bởi 5 phát đạn của một viên cảnh sát Mỹ đang đi nghỉ mát bắn chết khi máy bay đáp tại sân bay Tân Sơn Nhất. Sau đó, Vaughn vứt xác anh xuống đường băng qua cửa sổ máy bay.
Ngày 30 tháng 4 năm 2010, anh được nhà nước Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân. Anh có hai câu nói nổi tiếng:
“Anh nghĩ thà rằng cho anh làm hạt cát phù sa để bón cho cây lúa của nông dân nghèo còn hơn làm viên kim cương lấp lánh trên tay bà mệnh phụ kênh kiệu, giàu có nhờ tham nhũng và bóc lột."

"Thà làm hạt cát phù sa bồi đắp cho quê hương còn hơn làm viên kim cương để trang điểm cho bàn tay người mệnh phụ kênh kiệu"
Ngoài ra, Nguyễn Thái Bình có câu nói nổi tiếng khi chỉ trích chính sách của Tổng thống Mỹ Nixon là "The old wine in the new plastic bottle". Câu nói này hàm ý chính sách của Nixon bản chất vẫn là xâm lược Việt Nam.máy bay. Anh trở thành một biểu tượng cho phong trào phản chiến của sinh viên miền Nam Việt Nam vào thập 1970

Quách Thị Trang _người con quê lúa Thái Bình

Quách Thị Trang sinh ngày 4 tháng 1 năm 1948 tại làng quê tỉnh Thái Bình. Năm 1954 trong cuộc di cư vào Nam, sáu anh em chị cùng mẹ vào ở vùng Chí Hòa (Sài Gòn).Chị được vào học Trường tư thục Trường Sơn, đồng thời sinh hoạt trong Gia đình Phật tử Minh Tâm.
Năm 1963, chị tích cực tham gia các phong trào đấu tranh chống chế độ và chính sách thiên vị tôn giáo của nhà cầm quyền lúc bấy giờ.
Và ngày 25 tháng 8 năm 1963, Quách Thị Trang đã có mặt trong số hơn 5.000 sinh viên học sinh biểu tình, trước công viên Diên Hồng ở trước cổng chính chợ Bến Thành (Sài Gòn). Cuộc biểu tình này do Ủy ban chỉ đạo Học sinh liên trường chỉ đạo, nhằm chống lại qui định "thiết quân luật chính phủ Việt Nam Cộng hòa.
Những cảnh sát dã chiến đã dàn quân và dùng loa yêu cầu đoàn biểu tình giải tán. Bất chấp những lời kêu gọi, tốp nữ học sinh đi đầu vẫn xông tới. Đến lúc này, cảnh sát nổ súng thẳng vào đoàn biểu tình làm nhiều người chết và bị thương. Trong số người chết, có Quách Thị Trang khi ấy mới 15 tuổi.
Sau khi bị bắn chết, cảnh sát đã đem thi hài chị và đem về chôn trong nghĩa trang Tổng tham mưu vì muốn giấu kín cái chết này. Tuy nhiên, danh tính của chị được xác nhận và các sinh viên học sinh và đông đảo người dân ở Sài Gòn đã tổ chức một đám tang lớn cho chị nhằm phản đối hành động này của chính quyền. Cái chết của chị đã dấy lên một sự phẫn nộ khắp mọi nơi, đồng thời có tác động to lớn vào ngày 26 tháng 8 năm 1963, Hội Thanh niên Thế giới, trụ sở tại Brussel, Bỉ đã đánh điện để phản đối việc chính phủ Ngô Ðình Diệm đã tước bỏ quyền tự do dân chủ của thanh niên, sinh viên học sinh Việt Nam.