• QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ DANH HIỆU "THANH NIÊN TIÊN TIẾN LÀM THEO LỜI BÁC" TRƯỜNG ĐH LUẬT TP. HCM

    QUYẾT ĐỊNH

    Về việc Ban hành Quy chế Danh hiệu

     “Thanh niên tiên tiến làm theo lời bác” trường

    Đại  học Luật TP. Hồ Chí Minh

     

    --------

    BAN THƯỜNG VỤ ĐOÀN TRƯỜNG

    ĐẠI HỌC LUẬT  TP. HỒ CHÍ MINH

    - Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Thường vụ Đoàn trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh;

    - Căn cứ Chỉ thị 03-CT/TW, ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị, Kế hoạch số 344 -KH/TWĐTN của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Kế hoạch số 50/KH-ĐTN của Ban Thường vụ Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh và kế hoạch số 03/KH – ĐU, ngày 03/11/2011 của Đảng uỷ Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

    QUYẾT ĐỊNH:

    Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này kèm Quy chế Danh hiệu “Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác” của Đoàn trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.

    Điều 2: Giao cho Hội đồng bình chọn Danh hiệu “Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác” và Ban Tư tưởng – Văn hóa, Văn phòng Đoàn trường có trách nhiệm theo dõi, thực hiện Quyết định này.

    Điều 3: Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.

     

     

    Nơi nhận:

    - Các cơ sở Đoàn trực thuộc liên quan;

    - Ban Tư tưởng – Văn hóa Đoàn trường (Thực hiện);

    - Lưu VP.

    TM. BAN THƯỜNG VỤ ĐOÀN TRƯỜNG

    BÍ THƯ

     

    (đã ký)

    Trần Ngọc Lan Trang

     

    Dưới đây là quy chế Danh hiệu "Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác" của Đoàn trường Đại học Luật TP.HCM:

    QUY CHẾ

    DANH HIỆU “THANH NIÊN TIÊN TIẾN LÀM THEO LỜI BÁC”

    CỦA ĐOÀN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

    (Ban hành kèm theo Quyết định số:      -QĐ/ĐTN ngày    /   /2015

    của Ban Thường vụ Đoàn trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh)

    --------

    CHƯƠNG I:

    NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

    Điều 1. Tên gọi danh hiệu:

    Danh hiệu “Danh hiệu Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác” (sau đây gọi tắt là Danh hiệu) của Đoàn trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (sau đây gọi tắt là Đoàn trường) do Ban Thường vụ Đoàn trường quyết định thành lập.

    Điều 2. Đối tượng được xét trao Giải thưởng:

    a. Tập thể

    Chi đoàn, Đoàn khoa, Đoàn cơ sở các chương trình đào tạo đặc biệt, Câu lạc bộ - Đội - Nhóm trực thuộc Đoàn - Hội sinh viên Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.

    b. Cá nhân

    Giảng viên, chuyên viên đang công tác, Đoàn viên, sinh viên các lớp Chính quy tại Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.

    Điều 3. Hội đồng xét trao Danh hiệu (sau đây gọi tắt là Hội đồng), gồm:

    - Chủ tịch Hội đồng: Đồng chí Bí thư Đoàn trường.

    - Phó Chủ tịch Hội đồng: Các đồng chí Phó Bí thư Đoàn trường.

    - Ủy viên Thường trực Hội đồng: Đại diện Ủy viên Ban Thường vụ Đoàn trường.

    - Thư ký Hội đồng: Phó Ban Tư tưởng – Văn hóa Đoàn trường.

    Điều 4. Số lượng - Hình thức trao giải thưởng:

    Giải thưởng được công bố và trao định kỳ 01 năm/lần, vào dịp kỷ niệm Ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Minh 19/5.

    1. Số lượng được trao:

    - Số lượng cá nhân được xét trao Giải thưởng do Hội đồng quyết định.

    - Cá nhân đã nhận Giải thưởng những năm trước vẫn được xét trao giải thưởng trong những lần tiếp theo, nếu đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định (tại năm xét thưởng).

    2. Hình thức:

    - Mỗi giải thưởng bao gồm: Giấy khen, biểu trưng Giải thưởng và tặng phẩm.

    - Từ các cá nhân đạt danh hiệu “Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác” Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, Hội đồng sẽ xét chọn ra những hồ sơ xuất sắc nhất gởi tham gia danh hiệu “Thanh nên tiên tiến làm theo lời Bác” các cấp.

    Điều 5. Kinh phí trao Danh hiệu:

    Do Đoàn trường phụ trách.

    Điều 6. Quyền lợi và trách nhiệm của cá nhân được tuyên dương:

    1. Quyền lợi:

    - Tùy điều kiện cụ thể, cá nhân được tuyên dương sẽ được trao tặng giấy chứng nhận kèm theo hiện vật theo quy định của Ban Thường vụ Đoàn trường. (Nếu có)

    - Cá nhân được tuyên dương có quyền lưu giữ, trưng bày và sử dụng hiện vật khen thưởng. 

    - Đối với các cá nhân đạt Danh hiệu Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác” 2 năm liên tiếp, Ban Thường vụ Đoàn trường sẽ xem xét đề xuất Đảng ủy – Ban giám hiệu nhà trường tặng Bằng khen.

    2. Trách nhiệm:

    - Cá nhân được tuyên dương có trách nhiệm giữ vững và phát huy thành tích đã đạt được, tiếp tục phấn đấu để lập thành tích cao hơn.

    - Cá nhân có trách nhiệm bảo quản tốt các hiện vật khen thưởng, không sử dụng hiện vật khen thưởng để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật hoặc các hành vi xâm phạm đến uy tín của tổ chức Đoàn.

     

     

    CHƯƠNG II:

    TIÊU CHUẨN NHẬN GIẢI THƯỞNG

    Điều 7. Tiêu chuẩn:

    Cá nhân và tập thể  được xét trao Danh hiệu phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau:

    A. CÁ NHÂN

    Cá nhân được xét trao giải thưởng phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau:

    1. Giảng viên

    1.1. Đạo đức

    - Chấp hành tốt các chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; các quy định, nội quy của ngành giáo dục và của nhà trường;

    - Là tấm gương tận tụy, gương mẫu về đạo đức, tác phong, lối sống cho đồng nghiệp và học viên, sinh viên noi theo;

    1.2. Chuyên môn

                a. Đạt danh hiệu “Lao động tiên tiếntrở lên trong năm học gần nhất;

               b. Có sáng kiến cụ thể trong cải tiến phương pháp giảng dạy, tạo sự chuyển biến tích cực trong học tập của sinh viên.

               c. Trình độ ngoại ngữ: Đạt chứng chỉ B ngoại ngữ hoặc tương đương trở lên; khuyến khích các giảng viên trẻ biết nhiều ngoại ngữ.

                  d. Đạt được ít nhất một trong các tiêu chuẩn sau:

    Tham gia ít nhất 01 công trình nghiên cứu khoa học cấp trường đã được nghiệm thu đạt loại khá trở lên;

    Có ít nhất 01 bài nghiên cứu được đăng trong kỷ yếu hội nghị khoa học cấp khoa, cấp trường;

    Có ít nhất 01 bài viết nghiên cứu khoa học được đăng trên tạp chí khoa học uy tín trong nước, quốc tế;

    Tham gia 01 công trình nghiên cứu khoa học cấp Thành phố, Bộ, Nhà nước đã được nghiệm thu;

    Trực tiếp hướng dẫn đề tài luận văn tốt nghiệp hoặc đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường trở lên của sinh viên, đã được nghiệm thu và đạt kết quả từ loại khá trở lên.

    1.3. Cống hiến

    - Trực tiếp tham gia ít nhất 01 hoạt động tình nguyện trong năm học gần nhất;

    - Tích cực tham gia thực hiện cuộc vận động “Tuổi trẻ Việt Nam học và làm theo lời Bác”

    Tham gia chăm lo, hỗ trợ cho sinh viên đặc thù, cá biệt, khó khăn;

    Nếu là đoàn viên Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, phải được xếp loại đoàn viên xuất sắc trong năm học trước đó. Nếu là đảng viên, phải là đảng viên đủ tư cách, hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên. Nếu được phân công các chức vụ đoàn thể thì đơn vị đó được phân loại xuất sắc.

    2. Chuyên viên

    2.1. Đạo đức

    Thực hiện tốt Luật Cán bộ, Công chức và Luật Viên chức.

    Chấp hành tốt pháp luật và những nội quy, quy định của đơn vị.

    Có uy tín đối với đoàn viên, thanh niên, người lao động tại đơn vị; được sự tín nhiệm và đánh giá tốt của lãnh đạo đơn vị, đồng nghiệp và nhân dân.

    Tham gia tích cực công tác Đoàn và phong trào thanh niên tại đơn vị.

    Thực hiện tốt việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh; trọng tâm thực hiện các phẩm chất “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”.

    -  Không bị kỷ luật trong thời gian 12 tháng trước khi được đề nghị xét trao Giải thưởng và tại thời điểm được đề nghị xét trao Giải thưởng không trong thời gian xem xét kỷ luật, không bị đơn thư tố cáo.

    2.2. Chuyên môn

    Đạt danh hiệu Lao động Tiên tiến trở lên.

    Là Đoàn viên xuất sắc; nếu là Đảng viên phải là Đảng viên đủ tư cách, hoàn thành tốt nhiệm vụ.

    Tận tâm với công việc, hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn, đảm bảo thực hiện công việc đúng tiến độ, thời gian, chất lượng yêu cầu.

    2.3. Cống hiến

    a. Tiêu chuẩn bắt buộc

    Tham gia ít nhất 01 công trình (hoặc phần việc) học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh.

    Có ít nhất 01 sáng kiến, hiến kế, đề xuất giải pháp cải tiến quy trình nghiệp vụ, nâng cao hiệu quả công tác chuyên môn, đã được nghiệm thu và ứng dụng vào thực tiễn đạt hiệu quả cao trong thời gian 03 tháng.

    b. Tiêu chuẩn ưu tiên

    - Tham gia ít nhất 01 hoạt động tình nguyện vì cộng đồng.

    3. Đoàn viên, Sinh viên

    - Học tập:

    + Điểm trung bình học tập tích lũy tại thời điểm xét từ 7,0/10 trở lên.

    + Điểm trung bình học kỳ gần nhất đạt từ 7,0 trở lên.

    + Tiêu chuẩn ưu tiên: trình độ ngoại ngữ:

    * Tiếng Anh: Đối với sinh viên năm 1, năm 2 chuẩn Toeic đạt từ 300 trở lên; đối với năm 3, năm 4, năm 5 (đối với lớp Quản trị Luật) chuẩn Toeic đạt từ 400 trở lên. Có thể quy đổi từ các chuẩn tiếng Anh tương đương khác như IELTS, TOEFL…

    * Tiếng Pháp: Đối với sinh viên năm 1, năm 2 đạt từ A2 trở lên; đối với sinh viên năm 3, năm 4 đạt từ B1 trở lên

    * Tiếng Nhật: Đối với sinh viên năm 1, năm 2 đạt từ N5 trở lên; đối với sinh viên năm 3, năm 4 đạt từ N4 trở lên.

    Đối với trình độ ngoại ngữ: sinh viên có thể nộp các loại chứng chỉ (thi thử hoặc chính thức) hoặc giấy xác nhận trình độ ngoại ngữ từ các trung tâm đang theo học.

    - Rèn luyện:

    +  Điểm rèn luyện học kỳ gần nhất đạt từ 80 điểm trở lên.

    + Hoàn thành 6 bài lý luận chính trị từ loại Khá trở lên.

    +  Tham gia đủ các buổi sinh hoạt Chi đoàn, Chi hội, lớp.

    +  Điểm phân loại Đoàn viên năm học gần nhất đạt loại Xuất sắc (Đối với Đoàn viên).

    +  Phân loại Đảng viên năm gần nhất là Đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ.

    -  Tham gia công tác đoàn và phong trào thanh niên (tính từ 19/5 năm gần nhất đến thời điểm xét):

    + Thực hiện nghiêm túc chương trình Phong cách sinh viên Luật. (có xác nhận của BCH  Chi đoàn)

    +  Tham gia Ban tổ chức cuộc thi hoặc thi ít nhất 02 cuộc thi học thuật hoặc tham gia Nghiên cứu khoa học các cấp. (Có giấy xác nhận của BTC cuộc thi hoặc thư cảm ơn).

    +  Tham gia ít nhất 02 hoạt động tình nguyện các cấp (giấy chứng nhận hoặc xác nhận của Ban tổ chức).

    +  Tham gia ít nhất 02 hoạt động ngoại khóa khác (không tính các hoạt động học thuật và tình nguyện nêu trên).

    Chú ý: Các trường hợp không đáp ứng đủ tiêu chuẩn ở mục 3 có thể áp dụng tiêu chuẩn quy định tại mục 4 điều này.

    4. Tiêu chuẩn đặc biệt.

    - Học tập:

    + Điểm trung bình học tập tích lũy tại thời điểm xét từ 6,8/10 trở lên.

    + Điểm trung bình học kỳ gần nhất đạt từ 7,0 trở lên.

    +Tiêu chuẩn ưu tiên: trình độ ngoại ngữ:

    * Tiếng Anh: Đối với sinh viên năm 1, năm 2 chuẩn Toeic đạt từ 300 trở lên; đối với năm 3, năm 4, năm 5 (đối với lớp Quản trị Luật)  chuẩn Toeic đạt từ 400 trở lên. Có thể quy đổi từ các chuẩn tiếng Anh tương đương khác như IELTS, TOEFL…

    * Tiếng Pháp: Đối với sinh viên năm 1, năm 2 đạt từ A2 trở lên; đối với sinh viên năm 3, năm 4 đạt từ B1 trở lên

    * Tiếng Nhật: Đối với sinh viên năm 1, năm 2 đạt từ N5 trở lên; đối với sinh viên năm 3, năm 4 đạt từ N4 trở lên.

    Đối với trình độ ngoại ngữ: sinh viên có thể nộp các loại chứng chỉ (thi thử hoặc chính thức) hoặc giấy xác nhận trình độ ngoại ngữ từ các trung tâm đang theo học.

    - Rèn luyện:

    +  Điểm rèn luyện học kỳ gần nhất đạt từ 85 điểm trở lên.

    +  Hoàn thành 6 bài lý luận chính trị từ loại Khá trở lên.

    +  Tham gia đủ các buổi sinh hoạt tại đơn vị hoạt động: Đoàn trường, Đoàn khoa – Liên chi đoàn, CLB, Đội – Nhóm, Chi đoàn, Chi hội, lớp.

    + Có ít nhất 01 giấy khen các cấp.

    +  Điểm phân loại Đoàn viên năm học năm học gần nhất đạt loại Xuất sắc

    +  Phân loại Đảng viên năm gần nhất là Đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ (đối với Đảng viên).

    -  Tham gia công tác đoàn và phong trào thanh niên (tính từ 19/5 năm học gần nhất đến thời điểm xét):

    + Thực hiện nghiêm túc chương trình Phong cách sinh viên Luật. (có xác nhận của BCH  Chi đoàn)

    +  Tham gia Ban tổ chức cuộc thi hoặc thi ít nhất 02 cuộc thi học thuật hoặc tham gia Nghiên cứu khoa học các cấp. (Có giấy xác nhận của BTC cuộc thi hoặc thư cảm ơn).

    +  Tham gia Ban tổ chức các hoạt động tình nguyện hoặc tham gia ít nhất 02 hoạt động tình nguyện từ cấp Khoa trở lên (giấy chứng nhận hoặc xác nhận của Ban tổ chức).

    Là Ban tổ chức của chương trình hoạt động ngoại khóa hoặc tham gia ít nhất 02 hoạt động ngoại khóa khác (không tính các hoạt động học thuật và tình nguyện nêu trên).

    B. TẬP THỂ

    1. Đoàn khoa, Đoàn cơ sở các chương trình đào tạo đặc biệt.

    +  Được đánh giá thi đua năm học gần nhất là đơn vị mạnh.

    + Có tổ chức các cuộc thi, hội thảo học thuật chuyên ngành, các chương trình văn hoá, văn nghệ quy mô cấp toàn trường.

    + Triển khai hiệu quả, cụ thể cuộc vận động “Học tập làm theo lời Bác”, chương trình Phong cách sinh viên Luật.ít nhất 01 mô hình, giải pháp hiệu quả trong các hoạt động làm theo lời Bác và triển khai chương trình Phong cách sinh viên Luật sâu rộng trong đoàn viên, sinh viên.

    + Có ít nhất 01 giải pháp quản lý, điều hành hiệu quả hệ thống Chi đoàn, CLB – Đội - Nhóm trực thuộc (mô tả cụ thể giải pháp đó).

    2. Chi đoàn:

    + Được đánh giá thi đua năm học gần học gần nhất là Chi đoàn mạnh.

    + Có tổ chức 01 cuộc thi học thuật chuyên ngành.

    + Có ít nhất 02 đề tài được chọn tham gia nghiên cứu khoa học cấp trường. (Đối với các chi đoàn năm nhất, năm hai thì chỉ khuyến khích).

    + Có tổ chức 01 chương trình ngoại khoá hoặc tình nguyện cho đoàn viên, sinh viên từ tháng 5 năm học gần nhất đến thời điểm bình xét.

    + Đảm bảo sinh hoạt đoàn viên định kỳ 01 tháng/01 lần.

    + Triển khai hiệu quả cuộc vận động “Học tập làm theo lời Bác”, Chương trình Phong cách sinh viên Luật. Có mô hình, giải pháp hiệu quả trong các hoạt động làm theo lời Bác và triển khai Chương trình Phong cách sinh viên Luật sâu rộng trong đoàn viên, sinh viên.

    +  Có ít nhất 01 giải pháp quản lý, điều hành Chi đoàn, đơn vị hiệu quả (mô tả cụ thể giải pháp đó).

    3. Câu lạc bộ - Đội - Nhóm

    + Có quy chế hoạt động cụ thể và chế độ sinh hoạt đều đặn.

    + Có giải pháp thực hiện tốt giúp sinh viên nâng cao trình độ học tập hoặc đầu tư tốt giúp sinh viên có môi trường sinh hoạt lành mạnh (mô tả cụ thể giải pháp đó).

    + Triển khai hiệu quả cuộc vận động “Học tập làm theo lời Bác”, chương trình Phong cách sinh viên Luật. Có mô hình, giải pháp hiệu quả trong các hoạt động làm theo lời Bác và triển khai chương trình Phong cách sinh viên Luật sâu rộng trong thành viên.

     

    CHƯƠNG III:

    QUY TRÌNH XÉT TRAO GIẢI THƯỞNG

     

    Điều 8. Cá nhân, đơn vị có thẩm quyền giới thiệu đối tượng được xét trao Giải thưởng:

    - Ủy viên Ban Chấp hành Đoàn trường (đương nhiệm).

    - Ban Thường vụ Đoàn khoa, Đoàn cơ sở các chương trình đào tạo đặc biệt trực thuộc Đoàn trường.

    Điều 9. Hồ sơ dự xét Giải thưởng:

    1.   Văn bản giới thiệu của Chi đoàn;

    2.   Báo cáo thành tích cá nhân (mẫu đính kèm) có dán ảnh 3x4

    3.   Bảng tổng hợp thành tích (mẫu đính kèm), gửi kèm file vi tính;

    4.   Bản photo hồ sơ hoặc tài liệu liên quan đến thành tích và hình ảnh minh họa (nếu có);

    5.   Tài liệu các mô hình, sáng kiến (có xác nhận của đơn vị)

    Điều 10. Quy trình xét trao Giải thưởng:

    Bước 1: Ban Thường vụ Đoàn trường triển khai thông báo bình chọn và trao danh hiệu hàng năm đến các đơn vị liên quan và cơ sở Đoàn.

    Bước 2: Các đơn vị, cá nhân có thẩm quyền xem xét, bình chọn, tổng hợp danh sách (có nêu tóm tắt thành tích của từng cá nhân được giới thiệu) gửi cho Hội đồng xét trao Danh hiệu.

    Bước 3: Thư ký Hội đồng thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực tế, tổng hợp và thông tin để cá nhân, đơn vị giới thiệu bổ sung hồ sơ theo yêu cầu.

    Bước 4: Thư ký Hội đồng tổng hợp hồ sơ trình Hội đồng xét chọn.

    Bước 5: Hội đồng xét chọn, công bố kết quả bình chọn và tổ chức Lễ tuyên dương.

    Điều 11. Xử lý vi phạm:

    Nếu phát hiện cá nhân sau khi nhận danh hiệu có vi phạm về danh hiệu, Ban Thường vụ Đoàn trường sẽ có quyết định thu hồi toàn bộ danh hiệu.

     

    CHƯƠNG IV:

    ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

    Điều 12. Điều chỉnh quy chế:

    Trong quá trình thực hiện, Ban Thường vụ Đoàn trường phân công Ban Tư tưởng – Văn hóa là bộ phận thường trực nghiên cứu, phối hợp với các ban Đoàn trường tham mưu cho Ban Thường vụ Đoàn trường xem xét sửa đổi, bổ sung Quy chế này khi cần thiết.

    __________

     

     

    Read More

Tags